Bài liên quan : << Ngân hàng Habubank
Xóa Nợ Thành Công>>
Tiền tỷ mỗi năm
Tại đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Liên Việt Bưu
điện gây “sốc” khi trong tờ trình của HĐQT, tổng mức thù lao cho các
thành viên HĐQT và BKS năm 2012 dự kiến lên tới 45 tỷ đồng (khoảng hơn
3% lợi nhuận sau thuế), trong khi mức lợi nhuận trước thuế của ngân hàng
này dự kiến từ 1.325 tỷ đồng - 1.500 tỷ đồng.
Nếu
chia bình quân tổng số 45 tỷ trên cho 8 thành viên HĐQT và 3 thành viên
trong BKS, thì riêng khoản thù lao, mỗi người đã có hơn 4 tỷ đồng trong
năm 2012.
Còn Ngân hàng Quốc tế (VIB) đề xuất mức
thù lao năm 2012 cho HĐQT và BKS bằng 1% lợi nhuận trước thuế và trong
mọi trường hợp đều không thấp hơn 13,3 tỷ đồng.
Nhiều
cổ đông tỏ vẻ không hài lòng, cho rằng mức thù lao trên là quá cao nếu
so với các doanh nghiệp lớn có quy mô lợi nhuận gấp 2 - 3 lần VIB.
Và đương nhiên, thù lao cho các VIP luôn tỷ lệ nghịch với
cổ tức của cổ đông, trả thù lao càng cao cho các VIP thì tỷ lệ chia cổ
tức càng ít đi.
Lý giải về mức thù lao, lãnh đạo
VIB cho rằng đó là do đặc thù của HĐQT VIB là làm việc thường trực nên
có thể khác mô hình tại các doanh nghiệp khác - thành viên HĐQT không
thường xuyên làm việc tại ngân hàng.
Ở nhóm các
NHTM cổ phần lớn của nhà nước, mức thù lao tuy có khiêm tốn hơn các NHTM
tư nhân, nhưng nếu so với mức thu nhập chung cũng rất khủng.
Theo tờ
trình đại hội cổ đông năm 2012, mức thù lao Ngân hàng Ngoại thương
(Vietcombank) công bố tiếp tục dự kiến là 0,28% lợi nhuận sau thuế
(LNST), tương ứng khoảng 13,9 tỷ đồng.
Căn cứ để
xác định mức thù lao năm 2012 được Vietcombank tính trên những chỉ tiêu
kinh doanh cơ bản được trình và số lượng thành viên năm 2012, đồng thời
tham khảo chi phí thù lao các ngân hàng khác.
Trước
đó, năm 2011 mức phê duyệt thù lao với nhóm thành viên này cũng bằng
0,28% LNST, với tổng số tiền thực chi tương ứng 11,8 tỷ đồng.
Còn Vietinbank, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 9.000 tỷ
đồng, lãnh đạo ngân hàng này đề nghị mức thù lao đối với HĐQT và BKS là
0,3% LNST.
Như vậy, nếu cứ tính đơn giản mức nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp vào 25% thì mức thù lao đó khoảng 20 tỷ đồng,
trong khi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), kế hoạch trích LNST
trả thù lao HĐQT và BKS năm 2012 là 0,45% với con số phấn đấu lãi trước
thuế là 5.800 tỷ đồng. Như vậy, mức thù lao dành cho HĐQT và BKS của
BIDV cũng khoảng 19 tỷ đồng.
Theo một đại diện Ngân
hàng Nhà nước, mức thù lao HĐQT và BKS của các NHTM Nhà nước nắm cổ
phần chi phối, đều được cơ quan này kiểm duyệt và các đơn vị trên đều
trình báo cáo cơ quan quản lý theo luật định.
Căn
cứ để xác định mức thù lao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: theo quy định
của Luật DN, Quỹ tiền lương của ngân hàng được duyệt, những chỉ tiêu
kinh doanh cơ bản cũng như số lượng thành viên HĐQT, còn đối với khối
ngân hàng TMCP thì cơ quan này không có ý kiến.
Cổ đông nhỏ bất bình
Việc chi thù lao hàng triệu USD cho HĐQT và BKS các ngân hàng góp phần đẩy chi phí ngân hàng lên cao. Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh. |
Tại Tờ trình đại hội cổ đông năm 2012 của các NHTM,
phần căn cứ đề nghị mức thù lao đều có chung một nhận định: tình hình
kinh tế thế giới 2012 không khả quan, kinh tế trong nước khó khăn.. xác
định kế hoạch kinh doanh sẽ rất nặng nề, cạnh tranh quyết liệt.
Do đó, tính chịu trách nhiệm, công tác điều hành của HĐQT
và BKS năm 2012 sẽ rất nặng nề và tăng lên rất nhiều.
Đây cũng là lý do hầu hết các ngân hàng đề nghị theo xu
hướng hoặc giữ nguyên hoặc tăng mức thù lao cho các thành phần này. Kinh
tế khó khăn, về nguyên lý thu nhập phải giảm, còn đây lại được giới chủ
nhà băng lấy làm căn cứ để kiếm thù lao khủng.
TS Cao Sỹ Kiêm, hiện là
thành viên HĐQT Ngân hàng Đông Á cho hay, thông thường thù lao của HĐQT,
BKS chủ yếu do quan điểm của HĐQT ngân hàng đó quyết định, theo mức
đóng góp công sức của những thành viên đó, đi kèm với sự phát triển của
doanh nghiệp hoặc ngân hàng.
“Thù lao của thành
viên HĐQT được tính vào chi phí doanh nghiệp theo pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài
chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc
họp thường niên. Tiêu chí để đề nghị thù lao cho các thành viên này phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của mỗi một ngân hàng, doanh nghiệp” – Ông
Kiêm nói.
TS Hoàng Trần Hậu, Phó giám đốc Học viện
Tài chính, cho biết: “Hiện không có một đáp số cụ thể cho mức thù lao
của HĐQT và BKS. Tại những NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối, mức thù
lao phải đảm bảo theo mặt bằng chung và theo quy định của Luật Doanh
nghiệp. Còn với NHTM tư nhân, phán quyết cuối cùng vẫn thuộc về các đại
diện chủ sở hữu và cổ đông sẽ phải thẩm định”.
Liên
quan đến phản ứng của một số cổ đông nhỏ trước mức đề xuất thù lao cao
ngất ngưởng cho HĐQT và BKS nhiều ngân hàng, ông Hậu cho rằng đúng là
nhiều NHTM đang có mức thù lao cao không chỉ là 1% mà lên tới 2% LNST.
“Tuy nhiên, để hưởng mức thù lao cao tới cả trăm triệu
/tháng, đổi lại trách nhiệm của thành viên HĐQT và BKS cũng sẽ nặng nề,
lao tâm khổ tứ. Nói chung sẽ rất khó để đánh giá như thế nào là cao hay
thấp, nhưng xu hướng chung là cần khuyến khích HĐQT để họ điều hành và
có chiến lược tốt”- Ông Hậu nói.
Một đại diện ngân
hàng cổ phần cho hay thực ra bản thân ông và các thành viên HĐQT không
quá trông vào thù lao này để sống.
Khác với vị trí
tổng giám đốc cần phải có một mức lương rõ ràng, hấp dẫn để thu hút và
mời cho được nhân tài về điều hành, các thành viên HĐQT nhìn nhận đây
như là một khoản trả công cho sức lao động mình đã bỏ ra.
Làm thế nào để “thù lao” thực sự thuyết phục được các cổ
đông? Theo ông Hậu, ngay từ đầu HĐQT các ngân hàng phải có một barem xây
dựng gắn với chỉ tiêu lợi nhuận là bao nhiêu thì sẽ được như thế. Nếu
không đạt thì sẽ không có thưởng hoặc thù lao như thế chẳng hạn.
Tuy nhiên, với thân phận một cổ đông nhỏ của một ngân hàng
cổ phần tư nhân, anh Nguyễn Hoàng (Hà Nội) tỏ ra bất bình, vì giới chủ
nhà băng gần như không để ý đến quyền lợi của họ.
Bởi
cổ tức ngân hàng này chia hằng năm rất thấp, thường không bằng lãi suất
ngân hàng, trong khi chia thù lao quá cao. “Bất bình nhưng cũng chẳng
làm gì được, vì luật pháp chưa có quy định để bảo vệ những cổ đông nhỏ
như tôi”, anh nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét