Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Thiếu 'con tin': Ngân hàng không chịu nhả vốn

Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, ngân hàng khó giải ngân đã khiến tín dụng trên toàn hệ thống sụt giảm. Trong bối cảnh niềm tin không có thì tài sản thế chấp vẫn là điều kiện chính trong các giao dịch vay vốn. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Rào cản thế chấp
Một tuần lễ sau khi trần lãi suất huy động được hạ xuống 9% và lãi suất cho vay dưới 1 năm xuống 13%, tình hình tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) dường như vẫn chưa được cải thiện.

Trao đổi tại một tọa đàm các doanh nhân mới đây, giám đốc một chi nhánh ngân hàng tâm sự: “Lãi suất tiền gửi hạ xuống 9%, nhiều điện thoại gọi đến chúc mừng ngân hàng do họ cho rằng chúng tôi sẽ có nhiều khách hàng trong thời gian tới, vốn ứ đọng sẽ được tháo ra. Nhưng sau 1 tuần lễ, thực tế không như vậy. Chúng tôi không thấy có nhiều khách hàng. Doanh nghiệp (DN) mong lãi suất 13% nhưng ngân hàng muốn xem sổ sách và phương án hoạt động. Gần như với tất cả, chúng tôi đã phải nói rằng: Xin quý vị đến với chúng tôi trong một thời điểm trong tương lai. Rất nhiều DN đã thất vọng nhưng đây là một thực tế”.

Khảo sát nhanh với câu hỏi: “Vấn đề lớn nhất là gì khi doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vay vốn ngân hàng?” trong chương trình Tọa đàm Café Doanh nhân với gần 100 CEOs mới đây thì 11 DN cho rằng ngân hàng gây khó khăn; 18 DN cho biết gặp khó khăn trong sản xuất nên ngân hàng không cho vay; 11 DN khẳng định vấn đề chính là không có thế chấp.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Thành viên HĐQT Ngân hàng An Bình, cũng cho rằng, thế chấp là vấn đề chính. “Ngân hàng không cho vay là do không có thế chấp. Nếu doanh nghiệp thua lỗ mà có tài sản thế chấp thì ngân hàng vẫn cho vay. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề chính rõ ràng là thế chấp. Đây là vấn đề đầu tiên”, ông Hiếu cho biết.

Hơn thế, theo ông Hiếu, mặc dù lãi suất tiền gửi là 9% nhưng trên thực tế lãi suất cho vay vẫn là 15-16%; 17% cũng có, 18% cũng có và thậm chí lên tới 20%.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kêu gọi các NHTM cho doanh nghiệp vay trong bối cảnh các NHTM đang có quá nhiều tiền. Một bên thì ngân hàng thừa vốn, ứ vốn và lãi suất thì đang xuống… Trong khi đó, các DN đang thiếu vốn, đang chết lâm sàng. Hai bên không gặp nhau cho dù NHNN đứng ở giữa kêu gọi.

Ám ảnh nợ xấu

Một câu hỏi được đặt ra là: Vấn đề gì đang xảy ra ở nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề gì đang xảy ra đối với ngân hàng và với DN?

Về vĩ mô, lạm phát tụt xuống quá nhanh. Rất nhiều chuyên gia cũng không ngờ là lạm phát chưa tới giữa năm đã xuống tới gần 8%. Kết quả này có lẽ là do chính sách của Chính phủ… Nhưng cũng có lẽ có một yếu tố nào đó khác, và phải chăng là lực cầu giảm xuống một cách khủng khiếp. DN tồn kho cao ngất là một nguyên nhân khiến nhu cầu vay vốn suy giảm. Bên cạnh đó, khối nợ xấu khổng lồ đang làm tụt mong muốn đẩy mạnh cho vay của các ngân hàng cho dù hàng loạt DN đói vốn.

Gần đây, nhiều người cho rằng, ngân hàng đang siết chặt lại điều kiện cho vay. Nhưng thực tế không phải. Các điều kiện cho vay vẫn giống như 2, 3, 5 năm trước đây. Các ngân hàng chỉ nghiêm chỉnh hóa các điều kiện này. Họ đang siết chặt chính họ, để tuân thủ những quy định đưa ra cho chính mình. Họ áp đặt lên họ kỷ luật cho vay.

Theo tiến sĩ Hiếu, nỗi lo nợ xấu vốn đã rất cao, nay tiếp tục tăng lên nữa đang khiến các ngân hàng có thừa vốn nhưng không cho doanh nghiệp vay. Thay vì cho vay, họ chấp nhận mua trái phiếu Chính phủ hoặc/và cho nhau vay cho dù lỗ 3-5%.

Để minh họa cho thực tế này, ông Hiếu cho biết biên độ lợi nhuận của ngân hàng là 2%. Và như vậy, một nợ bị mất đi thì cần 50 món nợ khác để bù đắp. Đây là lý do khiến các ngân hàng rất cẩn thận. Nợ xấu khiến cho ngân hàng co rút lại.

Về thực tế nợ xấu, hồi tháng 8/2011, theo NHNN, tỷ lệ này trên toàn hệ thống là dưới 3%. Trong khi đó, theo Fitch là 12-13%. Đến tháng 3/2012, Chính phủ cũng mời các chuyên gia đến để bàn về vấn đề này. Con số 9-10% được đưa ra nhưng không công bố ra bên ngoài. Vừa rồi, Thống đốc cho rằng nợ xấu khoảng 10%. Con số này cũng có thể chưa hoàn toàn đúng nhưng có lẽ là chính xác nhất từ trước tới nay.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Ngân hàng: “chân ga vướng chân phanh”

Trần lãi suất cho vay 15%/năm đã có hiệu lực, nhưng tốc độ giải ngân của các ngân hàng vẫn rất chậm. 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
Đã có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có cơ chế để “ép” ngân hàng thương mại bơm vốn ra thị trường với lãi suất thấp. Song đa phần các ngân hàng đều không tán thành ý kiến này.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Vốn và Kinh doanh vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói thẳng, không ngân hàng nào thích trần lãi suất. Bởi lãi suất chính là giá của rủi ro, rủi ro thấp thì lãi suất thấp, rủi ro cao thì phải áp lãi suất cho vay cao. Nếu mức lãi suất không đánh giá đúng mức độ rủi ro, không bù đắp được mức độ rủi ro, ngân hàng sẽ không cho vay. Ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay lãi suất thấp với doanh nghiệp có rủi ro thấp, còn những doanh nghiệp chưa có uy tín, thương hiệu, chưa minh bạch, không có chiến lược cho vay mà ép ngân hàng phải cho vay theo trần lãi suất thì rủi ro sẽ rất lớn.
Đồng tình với ý kiến này, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho hay, hiện các ngân hàng rất muốn đẩy mạnh cho vay, bởi tín dụng là nguồn lãi chính của các ngân hàng hiện nay song lại vướng quy định quản trị rủi ro. Vì vậy, ngay trong từng ngân hàng cũng xảy ra “cuộc chiến” giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro.
Ông Trương Gia Tú, Phó Giám đốc khối Quản trị rủi ro, Ngân hàng Techcombank ví von, hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của ngân hàng giống như chân ga và chân phanh trên ô tô. Không ai dám đi xe có chân ga mà không có chân phanh. Yêu cầu của ngân hàng là đến đích an toàn nhưng không quá chậm, lúc nào đường đi thông thoáng, kinh tế suôn sẻ thì nhấn ga nhanh hơn, còn lúc nào đường gồ ghề, kinh tế khó khăn thì phải phanh chậm lại.
Không đồng tình với ý kiến ngân hàng cần giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Simon Morris, Tổng Giám đốc Techcombank cho rằng, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, cần phải đạt các mục tiêu lợi nhuận mà cổ đông yêu cầu nên không thể chia sẻ lợi nhuận cho các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, lúc ngân hàng khó khăn thì cũng không có ai đứng ra “gánh lỗ” giúp ngân hàng.
Nguyên nhân lớn nhất khiến các ngân hàng e ngại tăng trưởng tín dụng là hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng trong nước còn yếu. Việc áp trần lãi suất huy động và cho vay ở Việt Nam càng khiến rủi ro này tăng cao, vì không phản ánh đúng bản chất giá vốn của ngân hàng. Đại diện ngân hàng HSBC, BIDV cho rằng, Việt Nam cần đưa ra những cơ chế quản lý rủi ro tốt hơn bởi hệ thống quản lý rủi ro của Việt Nam còn yếu.
Ông Quỳnh lấy ví dụ, BIDV muốn mở văn phòng đại diện ở Hồng Kông, nhưng đành rút lui vì chính quyền sở tại yêu cầu chứng minh Việt Nam áp dụng 25 nguyên tắc của Basel II và chứng minh NHNN có điều kiện thực thi một cách thực chất các chính sách này trên thị trường.
Được biết, từ năm 2011 đến nay, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã chi nhiều triệu USD cho công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, nợ xấu gia tăng cũng khiến trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng được dự báo sẽ tăng đột biến trong năm nay.
Ngân hàng Habubank  

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Ngân hàng Bảo Việt bị phạt do chậm công bố thông tin

Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 34 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
Ngày 21/2/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết có hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo và công bố thông tin, cụ thể như sau:
1. CtyCP Đầu tư Nam Khang (Quyết định xử phạt số 158/QĐ-UBCK):
Không thực hiện báo cáo UBCKNN về Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011; chậm thực hiện báo cáo UBCKNN về Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010 và Báo cáo thường niên năm 2010 theo quy định tại Điểm 2.3.1 Khoản 2 Mục I; Điểm 1.1 và Điểm 1.2.4 Khoản 1 Mục II; điểm 2.1.1 Khoản 2 Mục II và Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (Thông tư 09/2010/TT-BTC).
2. Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Quyết định xử phạt số 159/QĐ-UBCK):
Chậm thực hiện báo cáo UBCKNN về Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010 theo quy định tại Điểm 2.3.1 Khoản 2 Mục I và Điểm 1.1 Khoản 1 Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC.
3. CtyCP Cơ khí chế tạo máy Long An (Quyết định xử phạt số 160/QĐ-UBCK):
Không báo cáo UBCKNN về Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010; Báo cáo thường niên năm 2010 và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 theo quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Mục II; Điểm 1.2.4 Khoản 1 Mục II; Điểm 2.1.1 Khoản 2 Mục II và Điểm 2.3.1 Khoản 2 Mục I Thông tư 09/2010/TT-BTC.
Xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính đối với các công ty trên như sau:
- Phạt tiền 60.000.000 đồng/Công ty đối với CtyCP Cơ khí chế tạo máy Long An và CtyCP Đầu tư Nam Khang theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 85/2010/NĐ-CP);
- Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 34 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
Sau khi các Công ty chấp hành Quyết định xử phạt phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật. Công ty phải báo cáo kết quả xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính tới UBCKNN trước ngày 22/3/2012, đồng thời báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất về các thiếu sót, sai phạm của cá nhân đó.
ngân hàng habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Sau Khi Sáp Nhập Ngân Hàng Habubank Đã Hết Nợ Nần

Ngân Hàng Habubank

Cụ thể, việc gia nhập với ngân hàng SHB sẽ giúp hai ngân hàng tiến tới và trở trở thành một định chế tài chính bền vững và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  Hai ngân hàng sát nhập có khả năng cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho ngân hàng Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.
ngân hàng habubank

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
ngan hang habubank

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Vậy công tác quản trị rủi ro (QTRR) đóng vai trò như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, thưa bà?
Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Habubank nói riêng đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt, cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều của các định chế tài chính quốc tế lớn với công nghệ và năng lực quản trị tiên tiến, hiện đại. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được ngay trên thị trường nội địa, các NHTM trong nước đã không ngừng gia tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến công nghệ kỹ thuật. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị điều hành, trong đó năng lực quản trị rủi ro được xem là một yếu tố quan trọng trong những năm gần đây.
QTRR ở đây là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Từ đó có sự chuẩn bị sẵn sàng các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô của các ngân hàng trong những năm qua dễ phát sinh rủi ro tiềm ẩn nếu việc phát triển về quy mô vốn và mạng lưới không đi liền với sự tăng trưởng về công nghệ và quản trị điều hành. Cùng với những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ và quy định khắt khe của cơ quan quản lý về các tỷ lệ đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả đối với hệ thống các ngân hàng, công tác QTRR đóng vai trò then chốt nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định và hiệu quả cho mỗi ngân hàng.