Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Ngân hàng Habubank - Giám đốc ngân hàng "hối lộ" 100 triệu đồng cho cán bộ điều tra.

Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.
  Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

  Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...

Sáng ngày 9/8, thiếu tướng Hà Nghĩa Lộ - Giám đốc công an TP Cần Thơ cho biết việc ông Lương Quang Minh, giám đốc ngân Phát triển Việt Nam (VDB) khu vực Cần Thơ – Hậu Giang đưa 100 triệu đồng cho cán bộ điều tra là có thật và đang được thụ lý.
Trước đó, ngày 17/7, ông Lương Quang Minh, Giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam khu vực Cần Thơ – Hậu Giang đến nhà đại úy Trương Minh Phú, đội trưởng đội 6, phòng CSĐT về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Cần Thơ. Đại úy Phú vắng nhà ông Minh đã gửi lại quà tặng trong đó có bao thư đựng 100 triệu đồng.
Khi về nhà được vợ cho biết và phát hiện có phong bì 100 triệu đồng. Thấy sự việc bất thường, đại úy Trương Minh Phú đã báo lãnh đạo đơn vị và giao số tiền 100 triệu đồng trên cho cơ quan chức năng giải quyết.
Trước đó, Ngân hàng VDB Cần Thơ – Hậu Giang do ông Lương Quang Minh làm giám đốc từng cho Công ty TNHH An Khang vay 196 tỷ đồng không đúng quy định dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Hiện 5 đối tượng thuộc công ty TNHH An Khang đã bị khởi và bắt tạm giam về tội “lừa đảo và chiếm đoạt tài sản”. Đại úy Trương Minh Phú được giao làm nhiệm vụ trực tiếp điều tra vụ án trên.
 

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Agribank Buôn Hồ triển khai nhiệm vụ kinh doanh 6 tháng cuối năm 2012

Vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Buôn Hồ tổ chức sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh 6 tháng cuối năm 2012.  


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Trong 6 tháng đầu năm 2012, Agribank chi nhánh Buôn Hồ thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng 53,8% so với đầu năm, tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 92,7% trên tổng nguồn vốn huy động. Thu dịch vụ tăng 47,6% so với cùng kỳ và đạt 56,8% kế hoạch Trung ương giao cả năm.
Từ đánh giá, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm, Hội nghị sôi nổi, thống nhất đưa ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể để triển khai hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh 6 tháng cuối năm 2012, đó là: tăng cường công tác huy động vốn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ (Thẻ, Mobile Banking, thanh toán hóa đơn, dịch vụ chuyển tiền…), gắn công tác quảng bá thương hiệu thông qua việc tài trợ chương trình an sinh xã hội tại địa phương như: tài trợ cho ngành y tế, giáo dục, xây dựng nhà tình nghĩa, tham gia tài trợ cho một số sự kiện văn hóa thể thao, kinh tế - xã hội tại địa phương…
Ban lãnh đạo Agribank Buôn Hồ cũng công bố và khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn và chuyên môn, đồng thời kêu gọi sự hưởng ứng, quyết tâm cao của toàn thể cán bộ viên chức để hoàn thành tốt công tác và nhiệm vụ được giao trong 6 tháng cuối năm 2012.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Nhiều ngân hàng sẽ phải “rút bớt lửa”?

Phân tích dữ liệu cho thấy thêm một lý do vì sao tăng trưởng tín dụng nguội lạnh, thậm chí nhiều ngân hàng phải “rút bớt lửa” nếu cơ chế mới được ban hành. 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank xóa nợ thành công  >>
                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 đã được nhiều ngân hàng thương mại công bố. Một điểm chung là tăng trưởng tín dụng rơi xuống mức rất thấp, thậm chí âm.

Ở tình hình chung, đến 25/7, tín dụng toàn hệ thống cũng mới chỉ tăng trưởng được có 0,57% so với cuối năm 2011.

Nhiều lý do đã được nêu ra, chủ yếu nghiêng về “lỗi” của doanh nghiệp; khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay của họ kém đi do bối cảnh kinh tế khó khăn nên các ngân hàng không thể đẩy mạnh đáp ứng.

Một phần là vậy. Nhưng còn có một lý do nữa từ chính các ngân hàng thương mại mà ít được đề cập đến: khả năng cấp tín dụng đang ở ngưỡng cảnh báo an toàn, liên quan đến vấn đề thanh khoản.

Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cuối năm 2011, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của hệ thống đã vọt lên mức 103,23%. Nếu một quy định trong Thông tư 13 trước đó được giữ nguyên, con số này đã vượt xa ngưỡng giới hạn (giới hạn 80% và 85% tùy theo nhóm tổ chức tín dụng quy định tại Thông tư 13).

Ở tình hình chung, đến cuối tháng 6/2012, tỷ lệ trên đã được giảm xuống đáng kể khi còn 90,33%. Tuy nhiên, tại một số nhóm tổ chức tín dụng, đặc biệt là nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong cấp tín dụng cho nền kinh tế, LDR vẫn đang ở mức rất cao, trên 100%.

Chệch một chút về thời điểm thống kê, song dữ liệu cho thấy tỷ lệ LDR đến tháng 5/2012 của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước vẫn ngất ngưởng tới 104,84%, thậm chí còn cao hơn mức chung của hệ thống cuối năm 2011. Trong khi đó, LDR của khối ngân hàng thương mại cổ phần lại ở mức tương đối với 75,51%.

Nếu xem quy định tại Thông tư 13 trước đây là một giới hạn an toàn, thì rõ ràng khối ngân hàng thương mại nhà nước đang có LDR quá cao, trong khi khối cổ phần đang ở mức “cho phép”.

LDR là một chỉ báo về thanh khoản, dù độ nóng của nó còn tùy thuộc vào cơ cấu vốn của mỗi nhà băng, đặc biệt là ở cơ cấu kỳ hạn. Cùng với một tỷ lệ LDR, nhưng nếu ngân hàng này có vốn huy động dài hạn hơn, cho vay ngắn hạn nhiều hơn thì áp lực chi trả sẽ dễ chịu hơn nhiều so với ngân hàng có nhiều vốn huy động ngắn hạn nhưng lại cho vay trung dài hạn nhiều hơn.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tính đến 31/5/2012
(đơn vị: %; nguồn: Ngân hàng Nhà nước)


Dù thế nào, một tỷ lệ LDR vượt trên 100% có thể xem là một mức cảnh báo, liên quan đến yêu cầu phòng thủ cho thanh khoản, đặc biệt là trước tình huống những nguồn tiền lớn rút đột ngột. Với 104,84%, rõ ràng khối ngân hàng thương mại nhà nước phải cẩn trọng hơn khi đẩy mạnh cho vay - nguyên do nội tại chứ không hẳn chỉ là “lỗi” từ doanh nghiệp vay vốn.

Thêm vào đó, nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng rất mạnh, ở cả tình hình chung lẫn cụ thể tại một số ngân hàng quốc doanh. Khi mà tốc độ nợ xấu tăng đột biến tới trên 200% như tại Ngân hàng Công thương (VietinBank), thì rõ ràng một lượng vốn cho vay đã ra đi mà chưa trở lại đúng hẹn, dẫn đến lỗi nhịp cân đối vốn cho khả năng chi trả.

Kết hợp cả hai yếu tố nợ xấu tăng mạnh và LDR cao như vậy tạo nên một lý do trong lòng khối quốc doanh, góp phần giải thích vì sao khó đẩy mạnh cho vay. Đây là nhóm chiếm gần 52% thị phần cho vay tính đến cuối quý 1/2012, nên rõ ràng tạo sự níu kéo rất lớn ở đà tăng trưởng chung của cả hệ thống.

Hiện tại là vậy. Sắp tới, nếu một quy định mới được Ngân hàng Nhà nước ban hành, áp lực “rút bớt lửa” sẽ càng khiến khối ngân hàng thương mại nhà nước khó cho vay ra hơn nữa.

Ngân hàng Nhà nước không công bố rộng rãi, nhưng một số tổ chức đầu tư đang đề cập đến bản dự thảo thông tư thay thế Thông tư 13 quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, mà lộ trình dự kiến là sẽ ban hành trong năm nay.

Điểm nổi bật trong dự thảo đó là tái áp dụng giới hạn về LDR như tại Thông tư 13 (từng được sửa bởi Thông tư 19, rồi tạm ngừng áp dụng bởi Thông tư 22) với giới hạn 80%.

Tất nhiên đó mới chỉ là nội dung dự kiến và nếu áp dụng chắc chắn phải có một lộ trình để các ngân hàng thương mại thực hiện, đặc biệt là khối quốc doanh, khối ngân hàng nước ngoài - liên doanh và khối công ty tài chính (do đang có LDR trên 100%) chủ động rút về, tránh gây sốc trong hoạt động và với thị trường nói chung.

Nhưng tinh thần của Ngân hàng Nhà nước trong dự thảo trên, cũng như nêu rõ trong đề án tái cơ cấu hệ thống, là từng bước giảm dần LDR, tránh để quá cao có thể dẫn tới những rủi ro.

Dĩ nhiên, ngoài khả năng phải “rút bớt lửa” là khó đẩy mạnh và hạn chế tín dụng, để co tỷ lệ LDR lại thì các ngân hàng có thể nới rộng mẫu số là gia tăng được vốn huy động. Nhưng giải pháp này cũng khó, bởi cạnh tranh huy động luôn quyết liệt.

Chưa hết, LDR của các ngân hàng nói chung và khối quốc doanh nói riêng còn đứng trước một áp lực nữa: Thông tư 21 vừa ban hành chuyển tiền gửi trên liên ngân hàng thành cho vay. Nếu tiền gửi tại các tổ chức tín dụng như trước đây (ngoài tiền gửi thanh toán) bị chuyển thành cho vay, được xem là dư nợ và phải trích lập dự phòng thì có thể LDR sẽ bị đẩy lên nữa.


Hiện chưa rõ thông tư thay thế Thông tư 13 với điểm quy định giới hạn LDR 80% sẽ được chốt lại như thế nào, bao giờ ban hành, nhưng đặt ra vấn đề này để thấy rằng việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng vốn hỗ trợ doanh nghiệp không hẳn chỉ do bối cảnh nền kinh tế, do các doanh nghiệp yếu đi không đáp ứng được các điều kiện cho vay…, mà con do chính hạn chế của các ngân hàng (tùy theo khối) như trên.

Tiếc rằng, hạn chế “của mình” lại không thấy Ngân hàng Nhà nước hay chính các ngân hàng thương mại tập trung giải thích cụ thể khi nói về sự nguội lạnh của tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Truy nã cán bộ Ngân hàng Sacombank

Sacombank trong khi đó lại buộc nạn nhân trả nợ thay cho cán bộ Ngân hàng lừa đảo.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Liên quan đến vụ làm giả hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt tiền tỷ xảy ra tại Phòng giao dịch Bình Chánh thuộc Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có lệnh truy nã Nguyễn Hoàng Ngân (nguyên trưởng Phòng giao dịch Bình Chánh). Nạn nhân của Ngân là ông LVM (ngụ quận 4, giám đốc Công ty TNHH Minh Đồng).
Như đã thông tin, tháng 6/2009, thông qua Nguyễn Hoàng Ngân, ông M. làm thủ tục thế chấp hai căn nhà trên đường Bến Vân Đồn, quận 4 để vay tiền. Qua đó, Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn đã duyệt cho ông M. vay 2,8 tỷ đồng. Điều đáng nói là mọi thủ tục giấy tờ trong hồ sơ tín dụng của ông M. đều do Ngân kê khai sẵn, ông M. chỉ việc ký tên, đóng dấu. Lợi dụng việc này Ngân làm sẵn giấy nhận nợ khống rồi giao cho ông M. ký xác nhận.
Chờ mỏi cổ không thấy ngân hàng chi khoản tiền được vay, ông M. thắc mắc thì Ngân trả lời: “Ngân hàng chủ trương tạm ngưng không cho doanh nghiệp vay nên không giải quyết cho ông được”. Nghe vậy, ông M. đòi lại giấy tờ nhà đất thì Ngân cứ hẹn lần hẹn lữa. Thực ra giữa tháng 9/2009, Ngân đã làm mọi thủ tục giải ngân cho ông M. và chính Ngân là người trực tiếp nhận 2,8 tỷ đồng tiền vay từ Phòng giao dịch Bình Chánh. Cầm tiền tỷ trong tay, Ngân không giao lại cho ông M. mà chiếm đoạt luôn để tiêu xài cá nhân. Đến khi Sacombank có văn bản gửi ông M. yêu cầu ông quyết toán khoản nợ 2,8 tỷ đồng thì ông mới té ngửa.
Ngoài ra, vào tháng 6/2009, Ngân lén lấy giấy tờ nhà đất do bà ĐTH (mẹ của Ngân) đứng tên để thế chấp cho ông M. nhằm mượn ông M. 60.000 USD. Vụ việc đổ bể, Ngân đã bỏ trốn cho đến nay. Trên cơ sở điều tra, tháng 7/2012, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can và quyết định truy nã Nguyễn Hoàng Ngân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều đáng nói trong vụ án này, theo công an điều tra, Ngân đã lợi dụng chức vụ trưởng Phòng giao dịch Bình Chánh Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn để thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng của ngân hàng. Đồng thời, ông M. cũng bị Ngân chiếm đoạt 60.000 USD. Tuy nhiên, phía Ngân hàng Sacombank đã giữ bản gốc giấy tờ chủ quyền hai căn nhà của ông M. Gần ba năm qua, ông M. liên tục gửi đơn đề nghị ngân hàng trả lại cho ông giấy tờ nhà nhưng không được giải quyết.

Giữa tháng 7/2012, phía Ngân hàng Sacombank có văn bản yêu cầu ông M. thực hiện nghĩa vụ trả số nợ 2,8 tỷ đồng và số lãi phát sinh thì mới được nhận lại giấy tờ nhà đất. Ông M. bức xúc về việc này, bởi ông không hề nhận 2,8 tỷ đồng tiền vay từ Sacombank. Đồng thời, chính ông cũng là nạn nhân bị Ngân lừa chiếm đoạt 60.000 USD. Hiện ông M. gửi đơn đến các cơ quan chức năng kêu cứu với nội dung ông cũng là nạn nhân, không lẽ ngân hàng bắt ông trả nợ thay cho kẻ lừa đảo.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Thống đốc: Cuối năm lãi suất có thể xuống 8%/năm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự tính lãi suất có thể tiếp tục giảm đến cuối năm nay, theo diễn biến của lạm phát.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 
    
Sau Hà Nội, sáng nay (28/7), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp tại địa bàn Tp.HCM.
 
Lãi suất tiếp tục là một chủ đề chính. Và tại đây, mức lãi suất cho vay chỉ 10%/năm là một yêu cầu cụ thể được đặt ra từ doanh nghiệp.
 
Trả lời yêu cầu này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, giảm lãi suất cần một quá trình. Nếu từ tháng 8/2011 mục tiêu đặt ra là giảm lãi suất cho vay về 17 - 19%/năm, thì đến nay mức 15%/năm vẫn được cho là còn cao.
 
Thống đốc dự tính, nếu lạm phát cả năm nay được khống chế ở khoảng 7% thì lãi suất huy động VND có thể giảm tiếp, xuống còn 8%/năm. Và nếu nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vẫn được khống chế thì giữa năm 2013 lãi suất huy động có thể chỉ còn 7%/năm, khi đó lãi suất cho vay sẽ ở khoảng 10%/năm.
 
Qua 7 tháng đầu năm nay, lạm phát mới chỉ tăng 2,22%. 5 tháng còn lại, nhiều khả năng lạm phát cả năm sẽ được không chế ở 7% và lãi suất có thể giảm thêm. Trước xu hướng đang thể hiện của lạm phát, một số tổ chức quốc tế cũng vừa dự báo Việt Nam sẽ giảm thêm lãi suất từ nay đến cuối năm.
 
Với thông tin tại hội nghị sáng nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã đưa ra một dự tính có thể giảm thêm một lần nữa trong năm nay.
 
Bên lề hội nghị, trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng khả năng tiếp tục giảm lãi suất như trên được đặt ra, nhưng theo ông, điều quan trọng lúc này là làm sao hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng lượng hàng tồn kho qua các biện pháp kích cầu nhất định, bên cạnh việc giảm lãi suất. Hàng tồn kho được xem là một trong những gánh nặng gây nợ xấu tại nhiều doanh nghiệp hiện nay.
 
Ông Phước cũng cho rằng, từ nay đến cuối năm 12%/năm là mức “sàn” lãi suất cho vay nói chung mà các ngân hàng có thể thực hiện được.
 
Khác với hội nghị diễn ra tại Hà Nội trước đó, buổi đối thoại sáng nay có sự tham gia phát biểu của nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, BIDV, Eximbank, Sacombank… Và thông tin được đưa ra khá cụ thể ở tiến độ giải ngân các gói, chương trình cho vay lãi suất ưu đãi mà các ngân hàng vừa triển khai thay vì chủ yếu chỉ các ngân hàng biết như trước đây; cũng như thông tin về tiến độ thực hiện giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm.
 
Tại đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một lần nữa nhấn mạnh rằng, chủ trương giảm lãi suất các khoản vay cũ không phải là chế tài, mà là động viên, đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
 
Như vậy, thêm một lần nữa để khẳng định mức lãi suất cho vay tối đa 15%/năm không phải đều dành cho mọi khách hàng doanh nghiệp và cá nhân vay vốn.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Thực hư lợi nhuận ngân hàng

Trước bối cảnh tín dụng âm, lãi suất cho vay giảm, nhiều ngân hàng vẫn báo lãi, thậm chí lãi cao. Vậy thực hư câu chuyện lợi nhuận ngành ngân hàng ra sao?


Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank xóa nợ thành công  >>
                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Nếu nhìn từ bên ngoài, có thể thấy, trong điều kiện thị trường tiền tệ như hiện nay, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì áp trần lãi suất huy động có thể coi là nguyên nhân chính giúp ngân hàng thương mại có cơ hội duy trì tỷ lệ lãi biên cao (yếu tố then chốt quyết định sự tăng lên của nguồn thu nhập từ tín dụng), lợi nhuận tăng. Nhưng theo các ngân hàng, trên thực tế, ngân hàng không hưởng lợi nhiều từ kênh tín dụng. Trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, việc phải giảm lãi suất sẽ khiến chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra dần bị thu hẹp, dẫn đến, lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể.
Theo ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank), kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, Sacombank đạt gần 50% kế hoạch lợi nhuận trước thuế (chỉ tiêu cả năm là 3.400 tỷ đồng). Thế nhưng, dư nợ tín dụng của Ngân hàng trong nửa đầu năm nay hầu như không tăng và đến thời điểm này, “room” tín dụng vẫn còn nguyên (17%).
Các khoản vay cũ phải giảm lãi suất xuống 15%/năm tại Sacombank được ông Khang thông tin là khoảng 26.000 tỷ đồng. Vì thế, theo ông Khang, để thực hiện chỉ thị giảm lãi suất các khoản vay này, bình quân mỗi tháng, Ngân hàng mất 80 tỷ đồng. Mặt khác, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và để kích thích tăng trưởng dư nợ trong những tháng cuối năm, Sacombank phải hy sinh lợi nhuận mới có thể thu hút được khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay thấp nhất tại Sacombank hiện ở mức 13%/năm.
Còn theo ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank, giảm lãi suất là tất yếu để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, còn ngân hàng đẩy mạnh được tín dụng, giải quyết tình trạng tăng trưởng tín dụng âm trong gần 6 tháng qua. Song ngân hàng không phải là đối tượng được hưởng lợi nhuận cao từ kênh này, bởi ngân hàng đã bỏ ra chi phí huy động cao trước khi lãi suất được giảm, nên lãi suất đầu ra không thể giảm nhanh.
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank), ông Trần Phương Bình cho hay, Ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất xuống 15% năm đối với 40% tổng dư nợ hiện có. Vì thế, khoản lợi nhuận mà DongA Bank mất đi khi thực hiện việc giảm lãi suất là khoảng 40 tỷ đồng/tháng. “Ước tính, 6 tháng cuối năm, DongA Bank sẽ mất khoảng 240 tỷ đồng lợi nhuận”, ông Bình nói, nhưng cũng thừa nhận, nếu không giảm lãi suất, DongA Bank sẽ bị mất khách hàng tốt.
Chênh lệch giữa lãi suất đầu vào - đầu ra đang thu hẹp. Biên lợi nhuận từ huy động - cho vay tại DongA Bank hiện khoảng 3%, nhưng chưa trừ các chi phí khác. Bên cạnh đó, nợ xấu tăng dần cũng đang “ăn” hết lợi nhuận của Ngân hàng, do phải trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu tại DongA Bank tính đến tháng 6 là 4% và trích lập dự phòng 2% trên tổng dư nợ (tương đương 1.000 tỷ đồng).
Trong khi đó, nhận định được đưa ra từ TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nếu trích lập dự phòng đủ 75%, các ngân hàng sẽ không còn lãi nhiều như con số công bố. Theo phân tích của ông Lịch, do các ngân hàng chưa trích lập đủ rủi ro dự phòng tín dụng và còn rất nhiều khoản vốn khó thu hồi, nhưng vẫn tính vào tổng lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận của các ngân hàng trong nửa đầu năm nay và có thể cả năm trước không loại trừ chỉ là con số “ảo”.