“Việc thành
lập công ty mua bán nợ xấu mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, chúng
tôi chưa báo cáo Chính phủ một cách chính thức.
Bài liên quan : << Ngân hàng Habubank xóa nợ thành công >>
Nhưng cũng xin khẳng định, không cần 100.000 tỷ đồng tiền mặt để xử lý nợ xấu các ngân hàng Việt Nam”.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Quyền Chánh
thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết như vậy tại cuộc
họp báo công bố về nợ xấu hệ thống ngân hàng chiều 12/7.
Đau đầu với nợ xấu ngân hàng (ảnh minh họa).
Trả lời câu hỏi về kế hoạch thành
lập công ty mua bán nợ xấu khoảng 100.000 tỷ đồng mà dư luận đang quan
tâm, ông Nghĩa cho biết, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu,
NHNN chưa báo cáo Chính phủ một cách chính thức.
“Nhưng có người nói rằng công ty
này phải cần tới số lượng vốn 100.000 tỷ đồng. Chúng tôi khẳng định là
không cần 100.000 tỷ đồng tiền mặt để xử lý nợ xấu các ngân hàng Việt
Nam”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Bởi theo ông Nghĩa, nếu thành lập
công ty mua bán nợ cấu, NHNN sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính để xử
lý. Và về mặt giá trị danh nghĩa của các khoản nợ cần phải xử lý có thể
lên đến 100.000 tỷ đồng, nhưng khi mua bán lại thì giá của nó dựa trên
cơ sở giá chiết khấu.
Đánh giá về nguyên nhân khiến nợ
xấu tăng cao, xét về mặt chủ quan, ông Nghĩa cho rằng, hầu hết các tổ
chức tín dụng (TCTD) theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh
trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải
thiện, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần chuyển đổi từ nông
thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng.
Thời gian qua, một bộ phận không
nhỏ vốn tín dụng và nhiều TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm
ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt
là thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu kéo
theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh.
Ngoài ra, công tác thanh tra, giám
sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong
việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong
hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định hạn
chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
cao.
Để từng bước xử lý nợ xấu một cách
bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thông dòng vốn trong hệ
thống các TCTD, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN yêu cầu các
TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời
gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có
khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh
doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu
lại nợ.
Ngoài ra, TCTD cần tăng cường
trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định, đẩy
nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để
thu hồi vốn. NHNN sẽ rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ quốc tế
và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ
sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét