Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Truy nã cán bộ Ngân hàng Sacombank

Sacombank trong khi đó lại buộc nạn nhân trả nợ thay cho cán bộ Ngân hàng lừa đảo.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Liên quan đến vụ làm giả hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt tiền tỷ xảy ra tại Phòng giao dịch Bình Chánh thuộc Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có lệnh truy nã Nguyễn Hoàng Ngân (nguyên trưởng Phòng giao dịch Bình Chánh). Nạn nhân của Ngân là ông LVM (ngụ quận 4, giám đốc Công ty TNHH Minh Đồng).
Như đã thông tin, tháng 6/2009, thông qua Nguyễn Hoàng Ngân, ông M. làm thủ tục thế chấp hai căn nhà trên đường Bến Vân Đồn, quận 4 để vay tiền. Qua đó, Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn đã duyệt cho ông M. vay 2,8 tỷ đồng. Điều đáng nói là mọi thủ tục giấy tờ trong hồ sơ tín dụng của ông M. đều do Ngân kê khai sẵn, ông M. chỉ việc ký tên, đóng dấu. Lợi dụng việc này Ngân làm sẵn giấy nhận nợ khống rồi giao cho ông M. ký xác nhận.
Chờ mỏi cổ không thấy ngân hàng chi khoản tiền được vay, ông M. thắc mắc thì Ngân trả lời: “Ngân hàng chủ trương tạm ngưng không cho doanh nghiệp vay nên không giải quyết cho ông được”. Nghe vậy, ông M. đòi lại giấy tờ nhà đất thì Ngân cứ hẹn lần hẹn lữa. Thực ra giữa tháng 9/2009, Ngân đã làm mọi thủ tục giải ngân cho ông M. và chính Ngân là người trực tiếp nhận 2,8 tỷ đồng tiền vay từ Phòng giao dịch Bình Chánh. Cầm tiền tỷ trong tay, Ngân không giao lại cho ông M. mà chiếm đoạt luôn để tiêu xài cá nhân. Đến khi Sacombank có văn bản gửi ông M. yêu cầu ông quyết toán khoản nợ 2,8 tỷ đồng thì ông mới té ngửa.
Ngoài ra, vào tháng 6/2009, Ngân lén lấy giấy tờ nhà đất do bà ĐTH (mẹ của Ngân) đứng tên để thế chấp cho ông M. nhằm mượn ông M. 60.000 USD. Vụ việc đổ bể, Ngân đã bỏ trốn cho đến nay. Trên cơ sở điều tra, tháng 7/2012, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can và quyết định truy nã Nguyễn Hoàng Ngân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều đáng nói trong vụ án này, theo công an điều tra, Ngân đã lợi dụng chức vụ trưởng Phòng giao dịch Bình Chánh Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn để thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng của ngân hàng. Đồng thời, ông M. cũng bị Ngân chiếm đoạt 60.000 USD. Tuy nhiên, phía Ngân hàng Sacombank đã giữ bản gốc giấy tờ chủ quyền hai căn nhà của ông M. Gần ba năm qua, ông M. liên tục gửi đơn đề nghị ngân hàng trả lại cho ông giấy tờ nhà nhưng không được giải quyết.

Giữa tháng 7/2012, phía Ngân hàng Sacombank có văn bản yêu cầu ông M. thực hiện nghĩa vụ trả số nợ 2,8 tỷ đồng và số lãi phát sinh thì mới được nhận lại giấy tờ nhà đất. Ông M. bức xúc về việc này, bởi ông không hề nhận 2,8 tỷ đồng tiền vay từ Sacombank. Đồng thời, chính ông cũng là nạn nhân bị Ngân lừa chiếm đoạt 60.000 USD. Hiện ông M. gửi đơn đến các cơ quan chức năng kêu cứu với nội dung ông cũng là nạn nhân, không lẽ ngân hàng bắt ông trả nợ thay cho kẻ lừa đảo.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Thống đốc: Cuối năm lãi suất có thể xuống 8%/năm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự tính lãi suất có thể tiếp tục giảm đến cuối năm nay, theo diễn biến của lạm phát.
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 
    
Sau Hà Nội, sáng nay (28/7), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp tại địa bàn Tp.HCM.
 
Lãi suất tiếp tục là một chủ đề chính. Và tại đây, mức lãi suất cho vay chỉ 10%/năm là một yêu cầu cụ thể được đặt ra từ doanh nghiệp.
 
Trả lời yêu cầu này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, giảm lãi suất cần một quá trình. Nếu từ tháng 8/2011 mục tiêu đặt ra là giảm lãi suất cho vay về 17 - 19%/năm, thì đến nay mức 15%/năm vẫn được cho là còn cao.
 
Thống đốc dự tính, nếu lạm phát cả năm nay được khống chế ở khoảng 7% thì lãi suất huy động VND có thể giảm tiếp, xuống còn 8%/năm. Và nếu nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát vẫn được khống chế thì giữa năm 2013 lãi suất huy động có thể chỉ còn 7%/năm, khi đó lãi suất cho vay sẽ ở khoảng 10%/năm.
 
Qua 7 tháng đầu năm nay, lạm phát mới chỉ tăng 2,22%. 5 tháng còn lại, nhiều khả năng lạm phát cả năm sẽ được không chế ở 7% và lãi suất có thể giảm thêm. Trước xu hướng đang thể hiện của lạm phát, một số tổ chức quốc tế cũng vừa dự báo Việt Nam sẽ giảm thêm lãi suất từ nay đến cuối năm.
 
Với thông tin tại hội nghị sáng nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã đưa ra một dự tính có thể giảm thêm một lần nữa trong năm nay.
 
Bên lề hội nghị, trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng khả năng tiếp tục giảm lãi suất như trên được đặt ra, nhưng theo ông, điều quan trọng lúc này là làm sao hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng lượng hàng tồn kho qua các biện pháp kích cầu nhất định, bên cạnh việc giảm lãi suất. Hàng tồn kho được xem là một trong những gánh nặng gây nợ xấu tại nhiều doanh nghiệp hiện nay.
 
Ông Phước cũng cho rằng, từ nay đến cuối năm 12%/năm là mức “sàn” lãi suất cho vay nói chung mà các ngân hàng có thể thực hiện được.
 
Khác với hội nghị diễn ra tại Hà Nội trước đó, buổi đối thoại sáng nay có sự tham gia phát biểu của nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, BIDV, Eximbank, Sacombank… Và thông tin được đưa ra khá cụ thể ở tiến độ giải ngân các gói, chương trình cho vay lãi suất ưu đãi mà các ngân hàng vừa triển khai thay vì chủ yếu chỉ các ngân hàng biết như trước đây; cũng như thông tin về tiến độ thực hiện giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm.
 
Tại đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một lần nữa nhấn mạnh rằng, chủ trương giảm lãi suất các khoản vay cũ không phải là chế tài, mà là động viên, đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
 
Như vậy, thêm một lần nữa để khẳng định mức lãi suất cho vay tối đa 15%/năm không phải đều dành cho mọi khách hàng doanh nghiệp và cá nhân vay vốn.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Thực hư lợi nhuận ngân hàng

Trước bối cảnh tín dụng âm, lãi suất cho vay giảm, nhiều ngân hàng vẫn báo lãi, thậm chí lãi cao. Vậy thực hư câu chuyện lợi nhuận ngành ngân hàng ra sao?


Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank xóa nợ thành công  >>
                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Nếu nhìn từ bên ngoài, có thể thấy, trong điều kiện thị trường tiền tệ như hiện nay, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì áp trần lãi suất huy động có thể coi là nguyên nhân chính giúp ngân hàng thương mại có cơ hội duy trì tỷ lệ lãi biên cao (yếu tố then chốt quyết định sự tăng lên của nguồn thu nhập từ tín dụng), lợi nhuận tăng. Nhưng theo các ngân hàng, trên thực tế, ngân hàng không hưởng lợi nhiều từ kênh tín dụng. Trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, việc phải giảm lãi suất sẽ khiến chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra dần bị thu hẹp, dẫn đến, lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể.
Theo ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank), kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, Sacombank đạt gần 50% kế hoạch lợi nhuận trước thuế (chỉ tiêu cả năm là 3.400 tỷ đồng). Thế nhưng, dư nợ tín dụng của Ngân hàng trong nửa đầu năm nay hầu như không tăng và đến thời điểm này, “room” tín dụng vẫn còn nguyên (17%).
Các khoản vay cũ phải giảm lãi suất xuống 15%/năm tại Sacombank được ông Khang thông tin là khoảng 26.000 tỷ đồng. Vì thế, theo ông Khang, để thực hiện chỉ thị giảm lãi suất các khoản vay này, bình quân mỗi tháng, Ngân hàng mất 80 tỷ đồng. Mặt khác, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và để kích thích tăng trưởng dư nợ trong những tháng cuối năm, Sacombank phải hy sinh lợi nhuận mới có thể thu hút được khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay thấp nhất tại Sacombank hiện ở mức 13%/năm.
Còn theo ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank, giảm lãi suất là tất yếu để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, còn ngân hàng đẩy mạnh được tín dụng, giải quyết tình trạng tăng trưởng tín dụng âm trong gần 6 tháng qua. Song ngân hàng không phải là đối tượng được hưởng lợi nhuận cao từ kênh này, bởi ngân hàng đã bỏ ra chi phí huy động cao trước khi lãi suất được giảm, nên lãi suất đầu ra không thể giảm nhanh.
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank), ông Trần Phương Bình cho hay, Ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất xuống 15% năm đối với 40% tổng dư nợ hiện có. Vì thế, khoản lợi nhuận mà DongA Bank mất đi khi thực hiện việc giảm lãi suất là khoảng 40 tỷ đồng/tháng. “Ước tính, 6 tháng cuối năm, DongA Bank sẽ mất khoảng 240 tỷ đồng lợi nhuận”, ông Bình nói, nhưng cũng thừa nhận, nếu không giảm lãi suất, DongA Bank sẽ bị mất khách hàng tốt.
Chênh lệch giữa lãi suất đầu vào - đầu ra đang thu hẹp. Biên lợi nhuận từ huy động - cho vay tại DongA Bank hiện khoảng 3%, nhưng chưa trừ các chi phí khác. Bên cạnh đó, nợ xấu tăng dần cũng đang “ăn” hết lợi nhuận của Ngân hàng, do phải trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu tại DongA Bank tính đến tháng 6 là 4% và trích lập dự phòng 2% trên tổng dư nợ (tương đương 1.000 tỷ đồng).
Trong khi đó, nhận định được đưa ra từ TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nếu trích lập dự phòng đủ 75%, các ngân hàng sẽ không còn lãi nhiều như con số công bố. Theo phân tích của ông Lịch, do các ngân hàng chưa trích lập đủ rủi ro dự phòng tín dụng và còn rất nhiều khoản vốn khó thu hồi, nhưng vẫn tính vào tổng lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận của các ngân hàng trong nửa đầu năm nay và có thể cả năm trước không loại trừ chỉ là con số “ảo”.